Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Lỗi VPS - Các lỗi thường gặp khi ảo hóa là gì?


Ảo hoá đã trở thành một trong những công nghệ chính trong nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự đơn giản trong triển khai có thể mang lại nhiều vấn đề. Dưới đây là 10 lỗi thường gặp khi ảo hoá.



1. Ảo hoá trên thiết bị cũ kỹ

Microsoft Hyper-V và VMware ESX Server có thể cài đặt trên nền tảng cũ. Tuy nhiên, trên những nền tảng được đảm bảo bởi các bộ xử lý mới hơn thì các chức năng như Second Level Address Translation (SLAT) và Nested Page Tables (NPT) có khả năng nâng cao đáng kể hiệu suất ảo hoá, chuyển giao việc chăm sóc thiết bị trong quá trình dịch địa chỉ bộ nhớ trong máy ảo khách sang địa chỉ của bộ nhớ động vật lý.

2. Cài đặt phần mềm diệt virus lên đĩa cứng ảo

Việc sử dụng phần mềm diệt virus là ý tưởng tốt. Tuy nhiên, phần mềm diệt virus quét ổ đĩa cứng máy ảo (VHD), có thể làm giảm hiệu suất của nó. Hãy chắc chắn rằng bạn đã ngắt các VHD khỏi quá trình quét của hệ thống cơ sở.

3. Bỏ qua sao lưu máy ảo khách

Có thể tạo bản copy máy tính ảo trên mức host (máy chủ lưu trữ) mà không phải ngưng phiên làm việc của người dùng và đảm bảo khả năng phục hồi nhẹ sau các hỏng hóc. Nhưng, thậm chí trong trường hợp này, các bản copy dự phòng ở mức host cũng không thể được coi là phiên bản thay thế cho hệ thống máy khách. Những ứng dụng như Microsoft SQL Server và SharePoint cần có bản copy trên hệ thống máy khách để bảo vệ dữ liệu của người dùng.

4. Hệ thống an ninh host không phù hợp

Mọi người thường tập trung để ý vào hệ thống an ninh máy khách nhưng tổ chức hệ thống bảo vệ máy chủ là vấn đề quan trọng hơn vì host có quyền truy cập vào mọi nguồn lực của máy khách. Host cần có hệ thống an ninh vật lý. Hơn nữa, mọi nguồn lực trên đó cần được bảo vệ tương ứng với nguyên tắc đặc quyền tối thiểu.

5. Thường xuyên sử dụng cài đặt mặc định

Lỗi khác thường gặp là tiếp nhận mù quáng các cài đặt mặc định. Thường chúng ta thay đổi vị trí các máy tính ảo được đề xuất theo mặc định, từ DAS sang SAN. Tuy nhiên, bạn cần quan tâm đến bộ xử lý, dung lượng bộ nhớ và đĩa cứng cũng như sơ đồ mạng của máy ảo để chúng tương ứng với chất tải của máy ảo cụ thể.

6. Chất tải lên bộ xử lý host không phù hợp

Ảo hoá cho phép đạt tỷ lệ sử dụng thiết bị cao hơn so với sử dụng máy chủ vật lý. Và không gì ngăn việc tăng chất tải lên bộ xử lý của hệ thống cơ sở từ hàng loạt máy ảo. Trong trường hợp lý tưởng, phải đảm bảo tách được một nhân bộ xử lý cho mỗi máy ảo. Windows Server Resource Monitor có thể cung cấp cho bạn quan sát nhanh về tình hình chất tải của bộ xử lý và các nhân của nó.
Ảo hoá đã trở thành một trong những công nghệ chính trong nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự đơn giản trong triển khai có thể mang lại nhiều vấn đề. Dưới đây là 10 lỗi thường gặp khi ảo hoá.

7. Dung lượng bộ nhớ host không phù hợp

Bộ nhớ động là yếu tố hạn chế chính đối với việc khởi động cùng lúc vài máy ảo vì mỗi máy tính ảo đều cần bộ nhớ cho mình từ bộ nhớ vật lý. Bạn hãy chắc chắn rằng bạn có đầy đủ số lượng bộ nhớ động cho máy tính ảo trong host mà bạn định khởi động. Ngoài ra, cần có đủ nhiều bộ nhớ cho nhu cầu của host.

8. Thiếu các card mạng trên host

Một lỗi thường gặp khác, đặc biệt trong các dự án liên kết máy chủ (server), là số lượng card mạng không đủ cho host. Khi liên kết các máy chủ, toàn bộ lưu lượng dữ liệu mạng từ các máy ảo sẽ đi qua các card mạng của host. Có thể, bạn không cần các card mạng theo tương quan 1 – 1 nhưng lưu lượng dữ liệu từ số lượng lớn các máy ảo sẽ dễ dàng bị quá tải do thiếu card mạng.

9. Quá nhiều máy ảo trên cùng một cụm (Cluster Shared Volume)

CSV (Cluster Shared Volume) là chức năng mới trong Windows Server 2008 cho phép vài máy ảo sử dụng cùng một LUN (Logical Unit Number – khối điều khiển logic). Theo mặc định, mọi máy ảo đều hướng về cùng một CSV. Điều đó có thể không quan trọng với các chất tải nhỏ nhưng với chất tải nghiêm túc hơn như từ SQL Server thì đòi hỏi nhiều CSV hơn. Về vấn đề này, cần lưu ý rằng hiệu suất của hệ thống đĩa phụ thuộc vào số lượng đĩa nên việc sử dụng lưu trữ ngoài với số đĩa lớn sẽ đảm bảo hiệu suất cao hơn.

10. Sử dụng chỉ một CSV trên một máy ảo

Có ý kiến rằng máy ảo bị hạn chế sử dụng chỉ một CSV. Nhưng bạn có thể không chỉ tạo nhiều hơn số CSV cho một máy chủ ảo mà còn lưu các tập tin VHD của máy chủ ảo của mình trên các CSV khác nhau. Bạn có thể đặt các tập tin hệ thống và tập tin swap vào một VHD trên một số lượng CSV và đưa các tập tin dữ liệu và dữ liệu người dùng vào một tập tin VHD nằm trên một CSV khác.
Bộ nhớ động là yếu tố hạn chế chính đối với việc khởi động cùng lúc vài máy ảo vì mỗi máy tính ảo đều cần bộ nhớ cho mình từ bộ nhớ vật lý. Bạn hãy chắc chắn rằng bạn có đầy đủ số lượng bộ nhớ động cho máy tính ảo trong host mà bạn định khởi động. Ngoài ra, cần có đủ nhiều bộ nhớ cho nhu cầu của host.

Máy chủ ảo – VPS và Dedicated Server (máy chủ thuê riêng) là gì?




Dedicated Server (máy chủ riêng): được coi là giải pháp tối ưu cho việc vận hành website, hệ thống e-mail và các giải pháp trực tuyến khác của doanh nghiệp. Ưu thế của giải pháp này là doanh nghiệp sử dụng độc lập một hệ thống riêng, không chia sẻ với ai và đặc biệt sức tải của server có thể mở rộng vô hạn (dựa vào những công nghệ cho phép kết hợp khả năng điện toán của nhiều server,…), không hạn chế việc cài đặt những phần mềm đặc thù cho một số ngành nghề đặc biệt.

VPSServer: Là một công nghệ rất mới tại Việt Nam. Có thể hiểu VPS Server như một giải pháp dung hòa giữa Share Hosting và Dedicated Server theo cả nghĩa chi phí và cách thức vận hành. VPS Server hoạt động với phần tài nguyên được chia sẻ theo từng phân vùng khác nhau trên một Hardware Node (máy chủ vật lý gốc) nhưng hoàn toàn độc lập như một Dedicated Server, có hệ điều hành và trình quản trị riêng, không chịu ảnh hưởng của các VPS Server khác cùng Hardware Node và ngược lại. 

Doanh nghiệp sử dụng VPS Server cũng có quyền cao nhất (Root Access) để quản trị hệ thống một cách toàn diện nhất, tùy ý cài đặt, vận hành các phần mềm bất kỳ lên VPS Server, trong khi đây là điều bị hạn chế, thậm chí cấm kỵ đối với dịch vụ Share Hosting.

Đăng nhập vào VPS qua giao thức SSH


SSH là chữ viết tắt của Secure Shell, nghĩa là một giao thức kết nối vào một máy chủ nào đó bảo mật hơn sử dụng cổng mặc định là 22, nhưng ở các bài cuối mình sẽ chỉ bạn cách đổi port cho an toàn. SSH là một giao thức chính mà nó sẽ theo bạn trong suốt quá trình sử dụng VPS Linux, từ việc thiết lập trên VPS cho đến xem các hoạt động trên VPS bạn đều phải sử dụng SSH (nếu không muốn sử dụng một phần mềm hỗ trợ UI để điều khiển).

Trong giao thức SSH, bạn sẽ làm việc với máy chủ trên môi trường UNIX để điều khiển nó bằng các dòng lệnh (hay còn gọi là Linux Command – Linux CLI).



Để đăng nhập vào SSH của VPS bạn có 2 cách.

Đăng nhập vào SSH trên Windows

Do Windows là một hệ điều hành không sử dụng nhân Linux nên để vào được SSH bạn cần có một phần mềm gọi là SSH Client. Một SSH Client phổ biến nhất hiện nay rất dễ sử dụng với tên gọi là PuTTY, bạn có thể tải về và chạy ngay mà không cần cài đặt.

Ngay tại mục khoanh đỏ là bạn sẽ điền IP của VPS (hoặc hostname nếu đã trỏ IP về), phần port bạn để nguyên nếu bạn chưa đổi port SSH (mặc định SSH dùng port số 22), sau đó ấn nút Open để đăng nhập.

Ngay sau khi ấn nút Open, một cửa sổ màu đen hiện lên và nếu lần đầu tiên đăng nhập sẽ có một bảng thông báo hiện ra như thế này:

Thông báo này có nghĩa là máy tính của bạn phát hiện ra một kết nối dẫn tới một server nào đó chưa có trong danh sách các host được cho phép tại registry, do đó hãy ấn Yes để về sau nó không hỏi nữa.

Sau khi ấn Yes, nó sẽ bắt đầu hỏi username mà bạn cần đăng nhập. Ở đây bạn gõ là root để đăng nhập với tài khoản có quyền cao nhất. Gõ xong hãy ấn Enter.

Kế tiếp nó sẽ hỏi mật khẩu của VPS, bạn hãy gõ mật khẩu tương ứng với username mà bạn cần đăng nhập, ở đây là mật khẩu của user root (hay còn gọi là root password).

Ở SSH, khi bạn gõ mật khẩu nó sẽ không hề hiển thị nên bạn cứ gõ chính xác rồi Enter mà thôi.

Tips: Nếu bạn cần copy mật khẩu, hãy copy và paste vào command line bằng tổ hợp phím Shift + Insert.

Nếu bạn sử dụng VPS tại DigitalOcean thì lần đầu tiên đăng nhập vào VPS nó sẽ yêu cầu bạn đổi mật khẩu root. Hãy gõ mật khẩu root hiện tại vào rồi Enter, sau đó gõ mật khẩu mới rồi Enter và gõ lại lần nữa và Enter.

Tips: Trong Linux Command Line, mỗi đoạn lệnh sẽ được thực thi khi bạn ấn phím Enter.

Tips: Gõ clear và ấn Enter để xóa các đoạn lệnh đã gõ để cửa sổ gọn hơn.
Sau khi đăng nhập vào SSH thành công thì bạn sẽ thấy:

Trong đó, chữ root bên lề bên tay trái là tên user mà bạn đang đăng nhập vào, còn chữ vpscanban sau ký tự @ là tên hostname, dấu ngã (~) nghĩa là bạn đang ở thư mục hiện tại của user mà bạn đang đăng nhập (mỗi user đều có một thư mục riêng), và dấu # nghĩa là ký tự phân biệt của từng dòng lệnh.

Nào, hãy thử gõ một lệnh Linux đầu tiên với từ khóa là ls -al xem nào, nếu nó thực thi thì sẽ hiển thị danh sách các file kèm CHMOD như hình dưới. Nghĩa là bạn đang ở trong VPS của bạn rồi đấy.

Khoan hãy thắc mắc lệnh kia nghĩa là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu từ từ ở các phần sau nhé.

 Đăng nhập vào SSH trên Linux (Ubuntu/Mac)

Nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành Linux dành cho máy tính của bạn như Ubuntu hay Mac thì sẽ không cần bất cứ phần mềm nào cả mà chúng ta sẽ sử dụng ứng dụng Terminal có sẵn trong hệ điều hành.

Hãy bật Terminal lên và gõ ssh -l root IP-của-VPS, trong đó:

root là username của tài khoản bạn cần đăng nhập. Ở đây là root.
-l là tùy chọn nhập tên user cần đăng nhập, giá trị của nó chính là root ở trên.
IP-của-VPS là dãy IP của máy chủ VPS của bạn.

Sau khi Enter nó cũng sẽ hỏi là bạn muốn thêm fingerprint của VPS này vào máy hay không, gõ yes và Enter để đồng ý, sau đó nhập mật khẩu là xong.

Nếu bạn sử dụng VPS tại DigitalOcean thì lần đầu tiên đăng nhập vào VPS nó sẽ yêu cầu bạn đổi mật khẩu root. Hãy gõ mật khẩu root hiện tại vào rồi Enter, sau đó gõ mật khẩu mới rồi Enter và gõ lại lần nữa và Enter.

Trong đó, chữ root bên lề bên tay trái là tên user mà bạn đang đăng nhập vào, còn chữ vpscanban sau ký tự @ là tên hostname, dấu ngã (~) nghĩa là bạn đang ở thư mục hiện tại của user mà bạn đang đăng nhập (mỗi user đều có một thư mục riêng), và dấu # nghĩa là ký tự phân biệt của từng dòng lệnh.

Ok, hãy thử gõ lệnh ls -al xem nó có hoạt động bằng cách show toàn bộ danh sách file và thư mục kèm quyền hạn của nó không. Nếu có là thành công.

Làm quen với một Control Panel quản lý VPS


Khi bạn mua bất kỳ VPS tại đâu, họ cũng đều cho phép bạn quản lý VPS bạn vừa mua tại một control panel riêng. Control panel này không có các công cụ hỗ trợ để bạn thêm website vào để cài WordPress, nhưng nó sẽ có nhiều tính năng rất quan trọng mà bạn cần phải biết để sử dụng vào đúng mục đích.

Mặc dù mỗi nhà cung cấp đều có một control panel khác nhau nhưng nhìn chung nó đều na ná nhau về mặt chức năng và cách sử dụng, và trong đó cũng có một vài tính năng mà bạn cần thận trọng khi sử dụng vì có thể nó sẽ xóa toàn bộ dữ liệu đang có của bạn.




 Boot, Reboot

Một số nhà cung cấp thì sử dụng chữ Boot, một số thì sử dụng chữ Power Off, Power Cycle nhưng nó đều có chung một chức năng là hỗ trợ bật tắt server của bạn.

Boot (Power On): Chức năng này sẽ được sử dụng nếu VPS của bạn đang trong tình trạng offline để khởi động nó lên.
Power Off (Shut Down): Được dùng để tắt nguồn VPS, và có thể sử dụng tính năng Boot để mở nó lên lại.
Reboot (Restart, Power Cycle): Khởi động lại VPS.

 Tính năng đổi mật khẩu root

Đa phần tất cả VPS control panel hiện nay đều hỗ trợ người dùng tự khôi phục lại mật khẩu của root (user cấp cao nhất để quản lý VPS) phòng trường hợp không thể truy cập vào SSH để đổi thủ công.

 Reinstall – Cài lại hệ điều hành

Đây là một tính năng mà có thể trong serie tìm hiểu này bạn sẽ dùng nhiều để hỗ trợ thực hành đi thực hành lại cho thuần thục, tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng vì sau khi cài lại, các dữ liệu trên VPS của bạn sẽ “cuốn theo chiều gió” không lời từ biệt.

Quy trình cài lại hệ điều hành này hoàn toàn tự động trên VPS, chỉ cần sử dụng và chọn hệ điều hành cần cài lại. Sau khi cài lại, mật khẩu của root cũng sẽ được khởi tạo lại và gửi cho bạn qua email. Nếu họ không gửi mật khẩu root mới qua email thì hãy sử dụng tính năng khôi phục mật khẩu root trong control panel.

 Đổi Hostname

Change Hostname (đổi Hostname) sẽ có mặt trên hầu hết control panel hiện nay để bạn có thể đổi mà không cần đăng nhập vào VPS. Hostname là một địa chỉ xác định cho VPS của bạn, tuy nhiên việc sử dụng hostname có lẽ không cần thiết cho lắm mà bạn có thể đặt tên là gì cũng được.

Thường thì hostname sẽ có dạng là xxx.example.com (ví dụ: vps.thachpham.com). Nếu bạn muốn sử dụng địa chỉ hostname thay cho IP của bạn thì bạn phải tạo một record A với địa chỉ là subdomain của hostname và giá trị là IP của VPS.

Chuẩn bị gì để mua VPS




Cũng giống như mua host, khi mua VPS bạn cần chuẩn bị trước một số thứ như sau:

Thẻ Visa hoặc PayPal

Bản scan 2 mặt của CMND và bản scan 2 mặt của thẻ mà bạn dùng để thanh toán. Trường hợp họ cần thêm ảnh chụp các bill thanh toán thì cứ chụp một giấy tờ ghi đó có ghi địa chỉ của bạn kèm mộc đỏ là oke, nhưng cái này thì hiếm.

Nếu bạn là người mới thì mình khuyên dùng thẻ Visa, bạn có thể xem cách đăng ký thẻ Visa tại ngân hàng ACB theo bài này.


.Mua VPS ở đâu cho tốt?

Bạn có thể mua bất cứ VPS nào ở đâu để học theo serie này vì cách sử dụng VPS đều giống nhau. Nếu bạn muốn mua theo lời đề nghị của mình thì mình xin giới thiệu một số nhà cung cấp VPS quốc tế rất tốt mà giá cả cũng phải chăng.

Xen VPS và OpenVZ VPS


Cái này có thể bạn không thấy họ phân chia ra ở một số nhà cung cấp VPS, nhưng một số lại được chia ra thành 2 gói VPS riêng biệt với nhau, vậy Xen là gì mà OpenVZ là gì? Nó có ảnh hưởng gì tới website bạn hay không? Hãy cùng mình tìm hiểu nghen.

Về lý thuyết kỹ thuật của 2 công nghệ này nên mình xin không nêu ra ở đây vì nó không thật sự cần thiết để bạn tìm hiểu ngay bây giờ, mà mình chỉ nói qua về hiệu năng sử dụng của nó mà thôi.



 Xen VPS là gì?

Xen VPS là một công nghệ máy chủ ảo mà sẽ cho phép VPS của bạn sử dụng đầy đủ tài nguyên của gói VPS mà bạn đang thuê. Ví dụ bạn thuê một VPS có 1GB RAM, 2 cores thì bạn sẽ được sử dụng đúng số lượng tài nguyên này mà không bị chia sẻ bởi các gói VPS khác trên cùng một server.

Các gói Xen VPS thường sẽ kèm theo 1 tùy chọn SWAP như mình đã nói ở đầu bài.

Vì vậy, giá của gói Xen VPS thường cao hơn OpenVZ.

 OpenVZ VPS là gì?

Nó cũng là một công nghệ máy chủ ảo nhưng điểm khác biệt là sẽ cho phép các gói VPS trên cùng một server bổ trợ tài nguyên cho nhau. Ví dụ bạn có 1GB RAM và 2 cores nhưng khi sử dụng, VPS của bạn sẽ không dùng hết số lượng tài nguyên này mà sẽ bổ trợ tài nguyên CPU cho các gói VPS khác trên cùng server.

Về mặt so sánh thì Xen sẽ nhanh và tốt hơn OpenVZ nhưng OpenVZ lại có giá tốt hơn Xen và dễ dàng nâng cấp tài nguyên mà không cần khởi động lại VPS.

Unmanaged VPS là gì?




Unmanaged VPS nghĩa là loại hình dịch vụ VPS không bao gồm việc quản trị VPS cho khách hàng, mà họ chỉ đảm bảo VPS của bạn không bị downtime hoặc các nguyên nhân khác xuất phát từ máy chủ chính.

Với dịch vụ này, mọi công việc như cài webserver, cấu hình, cài đặt các phần mềm, bảo mật,…đều phải do bạn tự làm. Và bạn cũng tự chịu trách nhiệm về các thiết lập của mình.

Unmanaged VPS sẽ có giá khá rẻ, có khi là rẻ gấp đôi so với các dịch vụ Managed VPS nhưng bạn chỉ nên sử dụng nếu như đã có kiến thức về VPS hoặc ít nhất là hiểu rõ về nó. Nếu bạn làm theo serie Học sử dụng VPS căn bản thì bạn nên sử dụng Unmanaged VPS để tự do làm những gì mình thích. Chứ mua loại Managed VPS thì chắc bạn đã không đọc serie này :D.

Một số nhà cung cấp Unmanaged VPS tiêu biểu:

DigitalOcean (Cloud VPS)
Linode (Cloud VPS)
A2Hosting Unmanaged VPS
vHost

Managed VPS là gì?


Managed VPS tức là loại hình dịch vụ cung cấp VPS cho khách hàng kèm theo dịch vụ quản trị. Dịch vụ quản trị ở đây bao gồm cài đặt/tư vấn mọi thứ về VPS mà khách hàng cần, cũng như tối ưu hiệu suất và bảo mật cho VPS.

Thường thì các Managed VPS có giá khá cao vì việc quản trị VPS không phải là dễ dàng, thích hợp cho những người không có nhiều kỹ năng quản trị VPS nhưng lại cần sử dụng VPS.

Cũng có một số nhà cung cấp họ không tính giá quản trị VPS vào khung giá hiển thị ra bên ngoài nhưng sẽ có phần tùy chọn dịch vụ quản trị VPS khi tiến hành đặt hàng.

Một số nhà cung cấp Managed VPS tiêu biểu:

Knownhost

Liquidweb

MediaTemplate

A2Hosting Managed VPS

InmotionHosting

Thuê máy chủ giá rẻ



1. Máy chủ là gì?

Máy chủ ra đời với mục đích đáp ứng nhu cầu thời gian hoạt động lâu dài và có khả năng tải cao trước việc yêu cầu xử lý trong việc truy xuất, cập nhật dữ liệu từ các máy tính khác qua internet.

Với việc phát triển mạnh mẽ của internet nhu cầu về dịch vụ về máy chủ cũng ngày càng cao. Nhưng về vấn đề chi trả chi phí cho máy chủ thì không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được. Hiểu rõ được điều này VDO cung cấp cho khách hàng dịch vụ máy chủ giá rẻ cho những DN vừa và nhỏ có thể giảm chi phí đầu tư.

2. Phân loại máy chủ

Căn cứ vào thành phần cấu tạo nên máy chủ ta có thể phân chia máy chủ thành 3 loại:

Máy chủ riêng (Dedicated Server): được chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt.
Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS): được tạo nên bằng phương pháp phân chia một máy chủ riêng thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. 
Máy chủ đám mây (Cloud Server): được tạo ra bởi sự kết hợp nhiều từ máy chủ vật lý khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN máy chủ đám mây sẽ cung cấp cho khách hàng tốc độ truy xuất vượt trội về tốc độ hoạt động ,ổn định và sẽ hạn chế được mức thấp nhất tình trạng downtime. 
Căn cứ theo hãng sản xuất có các loại máy chủ phổ biến như: Máy chủ SuperMicro, Máy chủ Dell, Máy chủ IBM,  Máy chủ HP, Máy chủ Cisco.

3. Thuê máy chủ – Thuê máy chủ giá rẻ ?

Dịch vụ thuê máy chủ giá rẻ sẽ cung cấp cho khách hàng phần cứng máy chủ, vị trí đặt máy chủ tại các trung tâm dữ liệu lớn nhất tại Việt Nam với kết nối Internet tốc độ cao ổn định về điện và hệ thống làm mát, chống cháy nổ…

4. Ưu điểm của dịch vụ cho thuê máy chủ giá rẻ 

Phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu và đi cùng với đó sẽ là chi phí vận hành.
Dịch vụ thuê máy chủ bạn sẽ được nhận sự tư vấn chọn cấu hình máy chủ  hỗ trợ cài đặt hệ điều hành ứng dụng bởi các chuyên viên kĩ thuật kinh nghiệm của chúng tôi.
Dịch vụ dịch vụ máy chủ bạn được trang bị một máy chủ riêng , chỗ đặt máy chủ với địa chỉ IP tĩnh.
Dịch vụ hoạt động ổn định, liên tục nhờ các hệ thống điều hoà UPS, máy phát điện dự phòng và chống sét, chống cháy…

Máy chủ Hp, giải pháp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ


Dòng máy chủ HP ProLiant và các giải pháp lưu trữ cải tiến mới giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ ( SMBs ) xúc tiến kinh doanh bằng cách đơn giản hóa việc triển khai , quản lý và bảo trì cơ sở hạ tầng CNTT. 

Theo ông Phạm Vĩnh Thái , Giám đốc Công nghệ , công ty HP Việt Nam , các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang gặp phải những khó khăn bao gồm việc kiểm tra chi phí , quản lý năng suất lao động và tương trợ phát triển với sự hạn chế về nguồn lực. Các máy chủ HP ProLiant và các giải pháp Lưu trữ mới của HP cung Đem cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đắt giá thành hợp lý , dễ dàng sử dụng khả năng CNTT để tăng năng suất kinh doanh.



Máy chủ HP ProLiant MicroServer Generation 8 ( Gen 8 ) cung cấp sự đơn giản trong việc thiết lập , quản lý và bảo trì với các tính năng công nghệ thông minh ( HP Smart Technologies ) cải tiến. Được thiết kế cho doanh nghiệp có ít hơn 10 nhân viên , HP MicroServer Gen8 giúp san sẻ và bảo đảm thông báo quan trọng trong máy chủ trung tâm. Dữ liệu và các vận dụng nằm trong máy chủ có thể truy cập từ xa từ bất kỳ thiết bị mạng nào được kết nối với phần mềm Microsoft Windows Server 2012 Essentials giúp tăng năng suất và sự hợp tác. Máy chủ HP MicroServer Gen8 cũng cung Đem cho kênh các đối tác cơ hội cung cấp các dịch vụ mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cơ hội tăng doanh thu cho đối tác với phần mềm HP Insight Online - cổng quản trị máy chủ dựa trên nền điện toán đám mây được HP cung cấp miễn phí. 

Việc mở mang dòng máy chủ HP ProLiant là rất phù hợp cho khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ , các tổ chức và kênh các đối tác doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các thịt mới nổi. Các máy chủ nầy giúp tăng năng suất , quản lý điện năng và bảo trì. Hệ thống lưu trữ mới HP MSA 2040 Storage giúp đơn giản việc quản lý và tăng hiệu suất nhanh hơn đến bốn lần so với các giải pháp lưu trữ ổ đĩa gắn ngoài có cùng giá. Đây là tủ đĩa hàng đầu có kết nối quang tốc độ 16Gbps được xây dựng để tương trợ tăng nhu cầu và khối lượng công việc , song song tối ưu hóa chi phí trên mỗi hoạt động đầu vào/ đầu ra. 

Giá cả và sự sẵn sàng

· Máy chủ HP ProLiant MicroServer Gen8 có mặt trên toàn cầu với giá khởi điểm là 449 USD.

· Máy chủ HP ProLiant ML10 có mặt tại khu vực ấn độ dương thịt châu Á , TBD và Nhật Bản với giá khởi điểm là 700 USD.

HP ProLiant DL120 G7 E3-1220 SATA
· Máy chủ HP ProLiant ML310e Gen8 v2 có mặt trên toàn cầu với giá khởi điểm là 869 USD.

· Máy chủ HP ProLiant DL320e Gen8 v2 có mặt trên toàn cầu với giá khởi điểm là 899 USD.

· Các cấu hình điều khiển lõi MSA 2040 đắt giá từ 11 , 470 USD , được bán trên toàn cầu thông qua HP và các đối tác từ tháng 7